Chứng chỉ Bồi dưỡng kiến thức Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Chứng chỉ Bồi dưỡng kiến thức Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Cấp chứng chỉ theo quy định của Cục Di sản – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

KHÓA HỌC

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH

ĐĂNG KÝ HỌC => TẠI ĐÂY

– Căn cứ luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002;
– Căn cứ luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010;
– Căn cứ nghị định số 70/2012/NĐ-CP  ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2012;
– Căn cứ thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.

*** Đối tượng tham gia lớp học bảo quản – tu bổ – phục hồi di tích:
* Các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng có ít nhất 3 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di tích, hiện đang thực hiện một trong các nhiệm vụ:
– Tư vấn lập dự án tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.
– Thi công tu bổ di tích.
– Giám sát thi công tu bổ di tích.
– Quản lý dự án bảo tồn, tu bổ di tích.
* Các đối tượng khác đã tốt nghiệp bậc trung học phổ thông trở lên có nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

*** Thời gian khóa học:
Sáng và chiều thứ 7, chủ nhật hàng tuần

*** Học phí: 5.500.000 đồng/học viên

Học phí trên bao gồm chi phí: giảng dạy, tài liệu học tập, chứng chỉ

*** Chứng chỉ: Kết thúc khóa học, học viên được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng bảo quản – tu bổ – phục hồi di tích và được hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích

*** Giảng viên giảng dạy: Các chuyên gia, giảng viên đầu ngành trong lĩnh vực bảo tồn, tu bổ di tích của Trường ĐH Văn Hóa và Cục Di Sản trực tiếp giảng dạy.

*** Nội dung khóa học:
Theo chương trình khung  đào tạo “Bồi dưỡng kiến thức Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt với các nội dung chính sau:

  1. Chuyên đề 1: Tổng quan về Di tích lịch sử – văn hóa Việt Nam
  2. Chuyên đề 2: Yếu tố văn hóa trong di tích Việt Nam
  3. Chuyên đề 3: Kỹ thuật và công nghệ bảo tồn, tu bổ di tích kiến trúc gỗ
  4. Chuyên đề 4: Giới thiệu Nghị định 70/2012NĐ-CP và Thông tư số 18/ TT- BVHTTDL liên quan đến hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
  5. Chuyên đề 5: Các nguyên tắc bảo tồn di tích
  6. Chuyên đề 6: Đặc điểm các di tích ở Đồng Bằng Bắc Bộ
  7. Chuyên đề 7: Xây dựng và thực thi quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
  8. Chuyên đề 8: Kỹ thuật và công nghệ bảo tồn, tu bổ di tích kiến trúc gạch đá
  9. Chuyên đề 9: Giới thiệu Hiến chương quốc tế về bảo tồn di tích và di chỉ
  10. Khảo sát thực tế (Các học viên làm việc theo nhóm, xây dựng bài thực hành đối với một di tích cụ thể theo tất cả các nội dung đã học để lập một dự án tu bổ, bảo tồn một di tích cụ thể).
  11. Viết bài thu hoạch cuối khóa.

*** Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích:

Tên thủ tụcThủ tục cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
Loại thủ tụcVăn hóa
Cơ quan thực hiệnCơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cục Di sản văn hóa.
Trình tự thực hiện

Cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là Chứng chỉ hành nghề) nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa).

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 (năm) năm.

Cách thức thực hiện
Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa).
Thành phần số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ: 

1. Đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích);

2. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, hành nghề kỹ sư xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động xin cấp Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDLngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

3. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực chứng chỉ hoặc chứng nhận tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích;

4. Bản khai kinh nghiệm chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích liên quan đến hoạt động xin cấp Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích). Bản khai phải có xác nhận của tổ chức nơi người đó đã làm việc hoặc đang làm việc; người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận;

5. 02 (hai) ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm đề nghị cấp.

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết
05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện
Cá nhân
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Chứng chỉ hành nghề.
Lệ phí
Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm cấp Chứng chỉ hành nghề.
Phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Chứng chỉ hành nghề cấp cho cá nhân có đủ điều kiện năng lực tương ứng với hoạt động xin đăng ký hành nghề theo quy định sau:

– Hành nghề lập quy hoạch di tích được cấp cho người đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích) do viện nghiên cứu, trường đại học có chức năng đào tạo chuyên ngành xây dựng, kiến trúc hoặc liên quan đến hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tổ chức; đã tham gia tư vấn lập ít nhất 03 (ba) quy hoạch di tích hoặc 05 (năm) dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt;

– Hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã tham gia tư vấn lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích ít nhất 03 (ba) di tích đã được phê duyệt;

– Hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã tham gia thi công ít nhất 03 (ba) công trình di tích được nghiệm thu và bàn giao;

– Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã giám sát thi công ít nhất 03 (ba) công trình di tích được nghiệm thu và bàn giao.

Cơ sở pháp lý

Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010;

Nghị định số 70/2012/NĐ-CP  ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2012;

Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.

 

Bình luận bài viết

Học viên nộp trực tiếp hồ sơ hoặc qua bưu điện về địa chỉ
  • Người nhận : Cô Hảo
  • Điện thoại : 09 7878 4589
  • VP tuyển sinh tại Hà Nội: Tầng 4, tòa nhà SHG Building, số 8 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
bg_image

Ngân hàng MB BANK

  • Số tài khoản : 09 7878 4589
  • Chủ tài khoản : PHAN THỊ BÍCH HẢO
  • Chi nhánh : HOÀI ĐỨC
bg_image
Vui lòng quét mã QR để thanh toán