Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm là gì? Tại sao cần có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm?

Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm là gì? Tại sao cần có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm? Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm gồm những loại nào? Những câu hỏi thường gặp về chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm?

NHỮNG CÂU HỎI, KHÚC MẮC MÀ CÁC BẠN THƯỜNG THẮC MẮC

Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm là gì?

Học chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm để làm gì?

Câu hỏi: Em vừa tốt nghiệp Đại học ngành Toán Tin. Hôm trước em có lên một trường Trung học cơ sở hỏi xin làm giáo viên. Sau khi thầy Hiệu trưởng xem qua hồ sơ của em thì yêu cầu em phải có Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Em không hiểu cái Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm ấy là như thế nào, vậy trung tâm có thể trả lời giúp em: Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm là gì? Vì sao khi đi dạy lại cần phải có chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm?

Trả lời:

*** Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm là gì?

Trước tiên để trả lời câu hỏi này thì chúng tôi nói một chút về chương trình học của các trường sư phạm: sinh viên tại các trường Sư phạm ngoài việc được học kiến thức chuyên môn, các em còn được học thêm các môn khác như “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” để giúp các thầy cô giáo tương lai nắm rõ và áp dụng các biện pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên sư phạm ngoại ngữ còn được học thêm môn “Giáo học pháp” để giúp các thầy cô dạy Ngoại ngữ trong tương lai có phương pháp soạn giáo án và giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Những sinh viên không học trường Sư phạm thì không được học những môn đã nói ở trên, do vậy mà các em cần phải học bổ sung thêm một chứng chỉ gọi là “Chứng chi bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm” thì mới được phép tham gia giảng dạy tại các trường, cơ sở.

Vì vậy, các bạn không tốt nghiệp trường Sư phạm thì cần phải tham dự vào một khóa học Hướng dẫn các kỹ năng đứng lớp, kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi học sinh và kết thúc khóa học này các em sẽ được cấp một Chứng chỉ gọi là “CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM“.

*** Vì sao khi đi dạy tại các trường lại cần có Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, với mỗi lứa tuổi, mỗi môn học lại đòi hỏi biện pháp giảng dạy & đào tạo khác nhau; do vậy để đi dạy được ở các trường tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm, các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học thì các bạn không tốt nghiệp trường Sư phạm nhất thiết phải tham dự vào Khóa học BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM để sau này khi được nhận vào các trường học còn biết áp dụng những kỹ năng giảng dạy và đào tạo phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Đối với trường hợp câu hỏi ở trên, em chỉ tốt nghiệp Đại học ngành Toán Tin và chưa tham dự bất kỳ khóa học NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM nào, nay em muốn xin đi dạy tại trường THCS thì thầy Hiệu trưởng yêu cầu em phải có CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM là đúng. Do vậy, em nên liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn đăng ký tham gia vào lớp học CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP.

*** Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm có mấy loại?

Câu hỏi: Các thầy cô cho em biết Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm có mấy loại? Em nghe nói là Nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và bậc 2 nhưng nay thì lại thấy Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên TCCN và cho Giảng viên Cao đẳng, Đại học, vậy em phải học chứng chỉ nào để đi dạy tại các trường phổ thông ạ? Các loại chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm này có khác nhau không?

Trả lời: Trước đây, các trường Đại học thường áp dụng các loại chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm bậc I và Nghiệp vụ sư phạm bậc II, nhưng theo các thông tư mới nhất của Bộ GD&ĐT là Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 12/4/2012 thì các đối tượng có bằng cử nhân không thuộc hệ sư phạm muốn trở thành Giáo viên giảng dạy các trường Phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học thì có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đào tạo Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm là CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Tiểu học, THCS, THPT và trường Trung cấp – và CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.

Như vậy, với câu hỏi ở trên thì Bạn sẽ tham dự khóa đào tạo “Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp”.

Các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm áp dụng cho các cấp dạy khác nhau thì nội dung của khóa học cũng khác nhau.

*** Không tốt nghiệp các trường sư phạm có được đi dạy học?

* Câu hỏi: Tôi đang học ngành Hóa. Vậy trường hợp sinh viên không học chuyên ngành sư phạm có thể trở thành giáo viên THCS hay tiểu học hay không? Sinh viên cần phải học chứng chỉ gì để được đi dạy ở các trường phổ thông? Nhờ trung tâm tư vấn giúp.

Trả lời: Hiện nay, theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 12/4/2012), các đối tượng có bằng cử nhân không thuộc hệ sư phạm muốn trở thành Giáo viên giảng dạy các trường Phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học thì có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đào tạo Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm như sau:

– Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho Giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp: áp dụng cho đối tượng không tốt nghiệp trường sư phạm muốn đi dạy tại các trường Tiểu học, THCS, TH Phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp.

– Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cao đẳng, đại học: áp dụng cho đối tượng không tốt nghiệp trường sư phạm muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.

Điều kiện bắt buộc: Để được đi dạy tại các trường, ngoài việc tốt nghiệp Đại học, có chứng chỉ Sư phạm, các bạn còn phải vượt qua các kỳ thi tuyển của các cơ sở giáo dục và đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng trường.

* Câu hỏi: Em không tốt nghiệp tiếng Anh hệ sư phạm của các trường sư phạm mà chỉ tốt nghiệp tiếng anh hệ Biên phiên dịch của trường ĐH Công Nghiệp, nay em muốn đi giảng dạy tiếng anh tại trường cấp 2 thì phải làm như thế nào được ạ?

Trả lời: Em cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. Về mặt chứng chỉ sư phạm: Em phải tham dự khóa học Chứng chỉ Sư phạm cho giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp (theo thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ GD&ĐT) để đạt chuẩn về nghiệp vụ giảng dạy của giáo viên tại các trường Phổ thông
  2. Về mặt yêu cầu chuyên môn tiếng Anh: Em phải thi đạt Chứng chỉ B2 theo chuẩn khung châu Âu của 8 trường Đại học được Bộ GD&ĐT cho phép cấp chứng chỉ hoặc chứng chỉ B2 của tổ chức Cambridge cấp. (Để được ôn và thi chứng chỉ này, các em liên hệ cô Hảo  để được tư vấn cụ thể);
  3. Ngoài ra, em còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể của nhà Trường nơi em xin vào giảng dạy. Các yêu cầu này, em nên liên hệ trực tiếp với nhà Trường mà em nộp hồ sơ để được hướng dẫn cụ thể.

* Câu hỏi: Một bạn học viên khác có câu hỏi tương tự như ở trên: Em không tốt nghiệp tiếng anh hệ Sư phạm của các trường sư phạm mà chỉ tốt nghiệp tiếng anh hệ Biên phiên dịch của các trường Đại học mà nay em muốn đi dạy tiếng anh tại 1 trường CĐ hoặc ĐH thì phải làm như thế nào ạ?

Trả lời: Em cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. Về mặt chứng chỉ sư phạm: Em phải tham dự khóa học Chứng chỉ Sư phạm dành cho Giảng viên Cao đẳng Đại học (theo Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 12/4/2012) để đạt chuẩn về nghiệp vụ giảng dạy của giáo viên tại các trường Cao đẳng Đại học;
  2. Về mặt yêu cầu chuyên môn tiếng Anh: Em phải thi đạt Chứng chỉ C2 theo chuẩn khung châu Âu của 8 trường Đại học được Bộ GD&ĐT cho phép cấp chứng chỉ hoặc chứng chỉ B2 của tổ chức Cambridge cấp. (Để được ôn và thi chứng chỉ này, các em liên hệ cô Hảo  để được tư vấn cụ thể);
  3. Ngoài ra, em còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể của nhà Trường nơi em xin vào giảng dạy. Các yêu cầu này, em nên liên hệ trực tiếp với nhà Trường để được hướng dẫn cụ thể.

* Câu hỏi: Các chương trình Nghiệp vụ sư phạm thì người ta dạy cái gì?

Trả lời: Các chương trình Nghiệp vụ sư phạm áp dụng cho cấp dạy khác nhau thì nội dung học cũng khác nhau, cụ thể như sau:

— CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP: áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Tiểu học, THCS, THPT và trường Trung cấp trên toàn quốc.

=> XEM NỘI DUNG ĐÀO TẠO

 

— CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC: áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc

=> XEM NỘI DUNG ĐÀO TẠO

NGOÀI CÁC CHƯƠNG TRÌNH NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRÊN CÒN CÓ CHƯƠNG TRÌNH “NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ” TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ, TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG NGHỀ THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC DẠY NGHỀ.

Học viên còn gì vướng mắc có thể gọi trực tiếp theo số  điện thoại: 024 6296 8515 – 09 7878 4589 để được  hỗ trợ tư vấn trực tiếp và miễn phí.

[google_referrer_checker]

Bình luận bài viết

Học viên nộp trực tiếp hồ sơ hoặc qua bưu điện về địa chỉ
  • Người nhận : Cô Hảo
  • Điện thoại : 09 7878 4589
  • VP tuyển sinh tại Hà Nội: Tầng 4, tòa nhà SHG Building, số 8 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
bg_image

Ngân hàng MB BANK

  • Số tài khoản : 09 7878 4589
  • Chủ tài khoản : PHAN THỊ BÍCH HẢO
  • Chi nhánh : HOÀI ĐỨC
bg_image
Vui lòng quét mã QR để thanh toán