Bằng cao đẳng được làm hướng dẫn viên du lịch quốc tế từ năm 2018

Bằng cao đẳng được làm hướng dẫn viên du lịch quốc tế từ năm 2018. Luật du lịch đã sửa đổi và áp dụng từ 1/1/2018 đó là các bạn sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng cũng được cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Luật Du lịch (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 9 chương, 78 điều, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Một trong những điểm đáng chú ý của luật là tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; TCDL thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú hạng 4-5 sao. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch từ 1-3 sao.

Theo Luật Du lịch 2005, hướng dẫn viên quốc tế có thể làm thầy của hướng dẫn viên nội địa! hướng dẫn viên nội địa cần tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp. Còn hướng dẫn viên quốc tế phải có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch, nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp; sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.Cho nên mới có chuyện tiếu lâm hiện đại, từ “ hướng dẫn viên quốc tế” được dịch sang tiếng Anh là  “International Tour Guide”. Cứ như hướng dẫn viên quốc tế Việt Nam nói được nhiều thứ tiếng và do Liên hiệp quốc cấp thẻ. Ở các nước, thẻ quốc tế và nội địa khác màu và chỉ ghi hướng dẫn viên tiếng … Ví dụ “English Tour Guide”.  Đây chính là cản trở lớn nhất trong việc thực hiện luật. Không thể nào có đủ số lượng hướng dẫn viên quốc tế, nhất là trong cộng đồng các nước có người sinh sống khá đông ở Việt Nam như Hoa, Khmer…Về nghiệp vụ, hướng dẫn viên nào cũng giống nhau nhưng về kiến thức thì hướng dẫn viên nội địa phải giỏi hơn. Người Việt chắc chắn am hiểu lịch sử, địa lý, văn hóa…Việt Nam hơn người nước ngoài.

Do vậy, ở các nước đều có tiêu chuẩn chung cho hướng dẫn viên, chỉ khác nhau ở ngôn ngữ sử dụng. Nhiều năm qua, trên diễn đàn báo chí và trong các cuộc hội thảo; tôi đều nêu sự phi lý này và đề nghị sửa đổi. Các trường Cao đẳng và Trung cấp Nghề đều kêu trời vì không được phép đào tạo hướng dẫn viên quốc tế. Trường nghề mà không thể đào tạo nghề vì luật đã dành độc quyền cho các trường đại học. Có không ít trường hợp, có bằng cao đẳng ở châu Âu và Mỹ, cũng không có cửa làm hướng dẫn viên quốc tế tại Việt Nam vì thiếu bằng đại học.

Lâu nay, tôi chỉ mong hạ chuẩn hướng dẫn viên quốc tế xuống Cao đẳng . Nhưng hiểu rằng, thay đổi cũng phải có thời gian. Cuối năm 2016, tham gia góp ý dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), tôi phải dụi mắt mấy lần. Tiêu chí học vấn và nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch đã có điều chỉnh. Thời hạn đổi thẻ được nâng lên 5 năm thay vì 3 năm như luật cũ… Mừng nhưng vẫn phập phồng vì luật chưa được thông qua.

Và tôi thật vui khi Luật Du lịch (sửa đổi) được thông qua ngày 19/6/2017, quy định “Thẻ hướng dẫn viên du lịch  quốc tế và thẻ hướng dẫn viên nội địa có thời hạn 05 năm” (điều 58).

Tại Điều 59, Luật Du lịch ( sửa đổi) quy định một trong những điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa là “Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành khác trở lên phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa”. Và một trong những điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế là “Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác trở lên phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế.”

Rõ ràng là có những đột phá từ lãnh đạo ngành cho tới các nhà làm luật. Tôi càng tin rằng, mọi thứ đều có thể thay đổi nếu cản trở sự phát triển tích cực.

Quy định  về hướng dẫn viên trong Luật Du lịch (sửa đổi) chắp cánh cho các trường nghề nhưng sẽ ít nhiều gây khó khăn cho việc tuyển sinh của khoa Du lịch các trường đại học. Thường trước đây các em học “Quản trị Du lịch” (thật ra chỉ có Quản trị Lữ hành hoặc Quản trị Khách sạn – Nhà hàng) rồi học thêm lớp nghiệp vụ. Thực tế vô lý là nghiệp vụ hướng dẫn viên đã được học nhưng vẫn phải học lại mới đủ điều kiện cấp thẻ.

XEM NỘI DUNG ĐÀO TẠO => CHỨNG CHỈ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Bình luận bài viết

Học viên nộp trực tiếp hồ sơ hoặc qua bưu điện về địa chỉ
  • Người nhận : Cô Hảo
  • Điện thoại : 09 7878 4589
  • VP tuyển sinh tại Hà Nội: Tầng 4, tòa nhà SHG Building, số 8 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
bg_image

Ngân hàng MB BANK

  • Số tài khoản : 09 7878 4589
  • Chủ tài khoản : PHAN THỊ BÍCH HẢO
  • Chi nhánh : HOÀI ĐỨC
bg_image
Vui lòng quét mã QR để thanh toán