Thông tư số 10 /2013/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2013

IV. MÔ TẢ CÁC HỌC PHẦN THUỘC KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC TỐI THIỂU

4.1. Tâm lí học sư phạm nghề nghiệp

a) Mục tiêu

Sau khi học xong học phần này, người học có thể:

– Trình bày được những nội dung cơ bản về đặc điểm tâm lí, sự phát triển tâm lí, nhân cách của học sinh TCCN;

– Giải thích được các yếu tố tâm lí của hoạt động dạy và học, đặc điểm tâm lí trong dạy lí thuyết, thực hành và dạy tích hợp lí thuyết và thực hành;

– Trình bày được đặc điểm lao động sư phạm, năng lực, phẩm chất, nhân cách cần có của người giáo viên TCCN;

– Vận dụng được những hiểu biết tâm lí vào việc hình thành năng lực sư phạm của bản thân trong hoạt động giảng dạy, giáo dục ở trường TCCN.

b) Nội dung

Nội dung học phần bao gồm: Kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học phát triển (Tâm lý học lứa tuổi), Tâm lý học sư phạm, Tâm lí học giáo dục nghề nghiệp và Tâm lí học tổ chức lao động khoa học. Tâm lý học đại cương giúp người học nắm bắt những hiện tượng tâm lý cơ bản của con người, các quy luật nảy sinh, hình thành và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý. Tâm lý học phát triển mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân, đi sâu nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh TCCN. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy, hoạt động học và hoạt động giáo dục học sinh  trường TCCN. Tâm lí học giáo dục nghề nghiệp bao gồm : những vấn đề chung; đặc điểm tâm – sinh lí hoạt động nghề nghiệp; hướng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp; kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Tâm lí học tổ chức lao động khoa học chú ý đến sự tác động của môi trường, cường độ lao động, sự mệt mỏi trong lao động, bầu không khí tâm lí của nhóm và tập thể lao động.

Nội dung học phần chú trọng việc vận dụng những kiến thức trên vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tiễn giáo dục ở trường TCCN.

4.2. Giáo dục học nghề nghiệp

a) Mục tiêu

Sau khi học xong học phần này, người học có thể:

– Trình bày được tính chất, vị trí, chức năng, nguyên lí và mục tiêu của giáo dục và giáo dục nghề nghiệp ở trường TCCN;

– Giải thích được các nội dung, đặc điểm, nguyên tắc và phương pháp của quá trình giáo dục nhân cách học sinh TCCN;

– Nêu được cấu trúc, đặc điểm của nội dung dạy học trong giáo dục nghề nghiệp;

– Trình bày được khái niệm, ý nghĩa bản chất, nhiệm vụ và nguyên tắc của quá trình dạy học TCCN; khái quát về các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường TCCN.

b) Nội dung

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về những vấn đề chung của giáo dục học nghề nghiệp: Khái niệm; mục đích, nguyên lí giáo dục; vai trò, vị trí của giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân; các yếu tố tác động đến quá trình giáo dục nghề nghiệp; tập thể học sinh và giáo viên, giáo viên chủ nhiệm trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quá trình, nội dung và phương pháp giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quá trình dạy học (khái niệm, bản chất, nhiệm vụ, động lực, các khâu và các nguyên tắc của quá trình dạy học); nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học ở cơ sở; tổ chức, hướng dẫn thực hành nghề; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

4.3. Tổ chức và quản lí quá trình dạy học

a) Mục tiêu

Sau khi học xong học phần này, người học có thể:

– Lập được kế hoạch tổ chức quá trình dạy học phù hợp với điều kiện cụ thể;

– Tổ chức có hiệu quả các hoạt động trong quá trình dạy học TCCN về lí thuyết, thực hành và tích hợp lí thuyết với thực hành;

– Vận dụng kiến thức và kĩ năng quản lí cơ bản vào việc quản lí chương trình dạy học, quản lí hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh; quản lí thiết bị và tài liệu dạy học.

b) Nội dung

Học phần cung cấp cho người học: (i) Các khái niệm cơ bản về tổ chức quá trình dạy học, quản lí quá trình dạy học; (ii) Mục tiêu, đối tượng của quản lí quá trình dạy học; (iii) Nội dung cơ bản của tổ chức quá trình dạy học (lập kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học và tổ chức đánh giá quá trình dạy học); (iv) Nội dung cơ bản của quản lí quá trình dạy học (quản lí mục tiêu, chương trình đào tạo, quản lí hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh, quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị,..).

4.4. Phương pháp và kĩ năng dạy học

a) Mục tiêu

Sau khi học xong học phần này, người học có thể:

– Xác định được trình độ, năng lực hiện có của học sinh;

– Chuẩn bị được giáo án, các phương tiện dạy học để tổ chức dạy học hiệu quả;

– Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho các loại bài (lí thuyết, thực hành, tích hợp) trong chương trình đào tạo;

– Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp vào thiết kế và tổ chức giảng dạy cho các loại bài (lí thuyết, thực hành, tích hợp) trong chương trình đào tạo;

– Sử dụng được một số kĩ năng chính để tổ chức hoạt động dạy lí thuyết, thực hành và tích hợp có hiệu quả;

– Đánh giá người học và đánh giá khóa học phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo;

– Thể hiện tính tích cực chủ động trong rèn luyện kĩ năng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.

b) Nội dung

Học phần này bao gồm những nội dung cơ bản của Phương pháp dạy học TCCN như: Kĩ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Kĩ năng lập kế hoạch dạy học; kĩ năng lập kế hoạch bài dạy; Kĩ năng lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học; các kĩ năng sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học (như: kĩ năng trình bày bảng, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin,..); Kĩ năng tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh; sơ lược về kiểm tra – đánh giá;…. Giới thiệu một số phương pháp dạy học phù hợp cho một giờ/bài dạy lí thuyết, thực hành hoặc tích hợp.

4.5. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

a) Mục tiêu

Sau khi học xong học phần này, người học có thể:

– Thực hiện các bước nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Xác định đề tài, lựa chọn thiết kế nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, triển khai nghiên cứu một đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, báo cáo kết quả;

– Giám sát, đánh giá được đề tài NCKHSPƯD của giáo viên TCCN;

– Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong đào tạo TCCN.

b) Nội dung

Phần bao gồm những nội dung cơ bản của quá trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: (i) Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: khái niệm, lĩnh vực nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, các tiêu chí đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,…; (ii) Cách tiến hành xây dựng đề tài và triển khai nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; (iii) Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; (iv) Quy trình, nội dung đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; (v) Các bước viết báo cáo nghiệm thu đề tài; (vi) Các bước triển khai kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong đào tạo TCCN.

4.6. Giao tiếp ứng xử sư phạm

a) Mục tiêu

Sau khi học xong học phần này, người học có thể:

– Vận dụng các nguyên tắc giao tiếp ứng xử trong quá trình hoạt dộng nghề nghiệp; các kĩ thuật ứng xử sư phạm hiệu quả trong giáo dục và đào tạo TCCN;

– Vận dụng các kiến thức về giao tiếp ứng xử để giải quyết các mối quan hệ với học sinh TCCN, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và ngoài xã hội.

b) Nội dung

Phần này giới thiệu: (i) Khái niệm về giao tiếp, ứng xử; (ii) Tầm quan trọng của giao tiếp ứng xử sư phạm nói chung và trong đào tạo TCCN nói riêng; (iii) Các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường trong quá trình đào tạo TCCN; (iv) Một số kĩ thuật ứng xử sư phạm hiệu quả; (v) Một số kinh nghiệm ứng xử sư phạm trong giáo dục và giảng dạy ở trường TCCN.

4.7. Thực tập sư phạm

a) Mục tiêu

Trong quá trình thực tập sư phạm, người học có thể:

– Vận dụng được các kĩ năng dạy học cơ bản vào tổ chức, quản lí quá trình dạy học đối với môn học được phân công; Thực hiện được một số tiết dạy (lí thuyết, thực hành, tích hợp lí thuyết và thực hành) được đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên.

– Phân tích được các mặt hoạt động dạy học, giáo dục của cơ sở giáo dục nơi đến thực tập; Thực hiện được nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp;

– Nhận xét, đánh giá được bài dạy.

b) Nội dung

Nội dung thực tập sư phạm nhằm giúp học viên vận dụng các kiến thức đã được trang bị của 6 học phần trên vào việc truyền tải kiến thức dạy học cho học sinh cũng như vận dụng vào việc giáo dục học sinh TCCN.

Trong hoạt động này, học viên cần: (i) Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục đào tạo và dạy nghề của địa phương nơi đến thực tập; (ii) Tìm hiểu hoạt động dạy học, giáo dục của cơ sở thực tập; nghiên cứu chương trình dạy học; (iii) Dự giờ, trao đổi học tập kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên tại cơ sở thực tập; (iv) Chuẩn bị các loại bài dạy (lí thuyết, thực hành, tích hợp), tập dạy, thực hành giảng dạy cho học sinh; (v) Thực tập công tác chủ nhiệm lớp.

Ngoài ra, học viên còn được tham gia các hoạt động chung của nhà trường nơi đến thực tập. Cuối đợt, học viên viết bài thu hoạch kinh nghiệm về đợt thực tập sư phạm này.

Bình luận bài viết

Học viên nộp trực tiếp hồ sơ hoặc qua bưu điện về địa chỉ
  • Người nhận : Cô Hảo
  • Điện thoại : 09 7878 4589
  • VP tuyển sinh tại Hà Nội: Tầng 4, tòa nhà SHG Building, số 8 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
bg_image

Ngân hàng MB BANK

  • Số tài khoản : 09 7878 4589
  • Chủ tài khoản : PHAN THỊ BÍCH HẢO
  • Chi nhánh : HOÀI ĐỨC
bg_image
Vui lòng quét mã QR để thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *